Các bạn thường hay lo ngại về vấn đề chi phí học tập và chi phí sinh hoạt khi du học tại Anh. Vì thế, một số bạn đã chọn đi làm thêm để hỗ trợ phần nào đó cho gia đình. Tuy nhiên du học sinh tai Anh có được làm thêm hay không vẫn là thắc mắc của nhiều bạn sinh viên. Bài viết dưới đây Golden Visa sẽ giải đáp cho bạn!
Quy định về làm thêm ở Anh với du học sinh
Tuy có cùng một loại visa du học Anh nhưng tùy vào từng độ tuổi và chương trình học của trường là thời gian làm việc của mỗi bạn cũng sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:
- Du học sinh dưới 18 tuổi: được làm tối đa 10 tiếng/tuần
- Du học sinh trên 18 tuổi:
- Trong thời gian học: được làm tối đa 20 tiếng/tuần
- Trong thời gian nghỉ: được làm tối đa 40 tiếng/tuần
Một điều quan trọng bạn cần lưu ý là du học sinh tại các trường cao đẳng sẽ không được đi làm thêm trong thời gian học, chỉ cho phép các du học sinh hệ đại học đi làm thêm trong khung giờ quy định như trên. Trong vấn đề công việc làm thêm ở Anh, Chính phủ Anh có những quy định khá khắt khe đối với các sinh viên quốc tế, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ và thực hiện đúng quy định để không bị xử phạt.
Để làm thêm ở Anh thì cần chuẩn bị những gì?
Thủ tục giấy tờ
Bạn phải có visa và Working hours limit thì mới có thể làm thêm tại Anh. Ngoài ra còn phải xin N1 cụ thể như dưới đây:
Visa và Working hours limit
Bạn hãy kiểm tra trên visa du học Anh của mình có cho phép đi làm thêm không, và nếu được thì thời gian tối đa một tuần là bao nhiêu giờ. Bạn có thể bị trục xuất về nước hoặc cấm nhập cảnh vào Anh trong vòng 10 năm nếu vi phạm quá số giờ quy định.
Ví dụ: Bạn học thạc sĩ, visa là Tier 4 thì bạn có tối đa 20 tiếng/tuần trong kỳ học và 40 tiếng/tuần trong kỳ nghỉ.
Cũng giống ở nước Úc, nếu bạn làm việc cho người Châu Á, làm trong các nhà hàng hoặc các khu chợ trả tiền mặt thì bạn có thể làm quá số giờ. Tuy nhiên nếu bị ai đó report và trả lương qua ngân hàng thì không nên làm.
Xin NI (National Insurance) trước khi đi làm thêm
Bạn nên tranh thủ đăng ký sổ bảo hiểm quốc gia (NI) trong thời gian chờ tìm việc. NI có vai trò tương tự như mã số thuế cá nhân.
Nếu bạn chọn làm ở những nơi trả lương bằng tiền mặt thì có thể không cần đến. Tuy nhiên, nếu kiếm được một công việc tốt và dự định xin việc làm định cư ở Anh sau tốt nghiệp thì NI là một điều cần thiết.
Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xin NI:
Bước 1: Gọi cho nhân viên CSKH của Cơ quan Thuế và Hải quan
- Điện thoại: 0345.600.0643
- Thời gian: 8am-6pm từ thứ hai đến thứ 6 hàng tuần
Khi gọi cho tổng đài, bạn trao đổi với nhân viên là muốn xin số NI. Sau đó, nhân viên sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân của bạn. Điều cần làm là nên chuẩn bị trước những thông tin quan trọng như BRP (thẻ cư trú) và số Passport.
Bước 2: Điền và gửi form thông tin cho Cơ quan Thuế
Thông thường, quá trình này sẽ mất khoảng 2 tuần trước khi nhận được thư yêu cầu bạn cần điền form thông tin để gửi lại cho Cơ quan Thuế và Hải quan. Sau khi đã nhận được số NI, bạn chính thức được làm việc hợp pháp ở Anh và tiền lương sẽ được trả qua thẻ ngân hàng.
Chính sách việc làm thêm tại Anh cho du học sinh hiện nay đã được mở rộng hơn. Vậy nên nếu bạn có dự định ở lại làm việc tại Anh sau khi tốt nghiệp thì nên kiếm việc làm từ các kênh chính thống. Điều đó sẽ giúp đóng thuế thu nhập, bảo hiểm và trả lương qua ngân hàng thuận lợi hơn.
Các kênh tìm việc làm thêm
Có khá nhiều kênh để tìm công việc làm thêm ở Anh, thông qua nhiều hình thức như:
- Thông qua các thầy cô và trung tâm hỗ trợ của trường: Đây là cách nhanh nhất giúp bạn có cơ hội việc làm với mức thu nhập trung bình. Đồng thời, việc làm quen với thầy cô ở trường rất có lợi cho quá trình học tập của bạn sau này.
- Thông qua người quen, bạn bè: Cách này cũng đem lại cơ hội tìm kiếm việc làm với mức thu nhập ổn định và mức độ chi trả tốt. Hạn chế được việc bị lừa đảo, quỵt tiền khi đi làm thêm tại Anh.
- Thông qua các buổi dự thảo hướng nghiệp tại trường: Các trường đại học ở Anh thường liên kết với các doanh nghiệp lớn, giúp bạn tìm được việc làm bằng cách nộp CV đi phỏng vấn thử tại những doanh nghiệp này. Đây là cơ hội lớn sau khi tốt nghiệp bạn, tìm được công việc phù hợp với ngành học và thế mạnh của mình.
- Thông qua website tìm việc làm: Cách giúp bạn có thể tìm hiểu rõ hơn, tham chiếu công việc tốt nhất so với những cách nêu trên. Dưới đây là một số trang web uy tín bạn nếu bạn cần tìm việc:
- svuk.org.uk/
- justjobs4students.co.uk/
- e4s.co.uk/
- student-part-time-jobs.com/
- student-jobs.co.uk/
- studentjobs4u.co.uk/part-time-jobs.html
Những lưu ý khi làm thêm
Khi du học sinh làm thêm tại Anh cần lưu ý những điều sau:
Tuân thủ các quy định của Chính phủ ban hành
- Không làm quá thời gian quy định là 20 tiếng/tuần trong kỳ học và 40 tiếng/tuần trong kỳ nghỉ
- Nộp thuế đầy đủ và thỏa thuận về hợp đồng lao động, trả lương qua ngân hàng.
Cơ quan bộ di trú không quá khắt khe nên bạn sẽ không bị kiểm tra kỹ quá. Nếu làm việc ở các phiên chợ hoặc những việc trả lương bằng tiền mặt quá thời gian quy định hoặc không đóng thuế.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn làm việc định cư ở Anh thì điều này có thể sẽ gây bất lợi cho bạn trong quá trình xin visa.
Những chính sách làm thêm tại Anh cần ghi nhớ
- Tại các trường Cao đẳng, du học sinh không được phép đi làm thêm trong thời gian học tập. Ngược lại, học sinh tại các trường đại học thì được phép.
- Khi tìm được công việc làm thêm tại Anh sau tốt nghiệp, du học sinh bắt buộc phải trở về nước để nộp hồ sơ thị thực dành cho người lao động nước ngoài tại Anh.
- Bạn cần đăng ký sổ thẻ bảo hiểm (NI) để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân nếu muốn làm thêm tại Anh. Bạn có thể bị xử phạt nếu làm thêm tại Anh mà không có thể bảo hiểm. NI được dùng tương tự như thẻ đăng ký với các văn phòng với du học sinh tại Anh như DWP (Department of Word and Pensions) hay HMRC (Her Majesty’s Revenue and Customs).
Có thể bạn quan tâm:
- 7 ngành du học Anh HOT nhất hiện nay
- Chi phí du học Anh MỚI NHẤT 2022
- Kinh nghiệm xin visa du học Anh Quốc trọn bộ từ A – Z
Những công việc làm thêm phổ biến khi du học Anh
Phục vụ nhà hàng
Phục vụ nhà hàng là công việc phổ biến được nhiều sinh viên quốc tế chọn lựa. Bởi tính chất công việc tương đối đơn giản, không yêu cầu cao và mức thu nhập ổn định. Các nhà hàng châu Á thường có mức lương thấp hơn so với các nhà hàng Âu, vậy nên nếu bạn có khả năng tiếng Anh tốt thì nên chọn nhà hàng Âu để làm việc.
Mức lương trung bình cho công việc này khoảng £7.4/giờ.
Làm việc tại trường
Ở trường cũng có khá nhiều việc làm thêm cho du học tại Anh dành cho sinh viên trong trường, ví dụ như: nhân viên thư viện, dẫn tour khách tham quan, đón các học sinh quốc tế ở sân bay,…Những việc này khá nhẹ nhàng, đồng thời mang lại mức thu nhập khá ổn cho du học sinh. Do đó, hãy tự tin gửi thư xin việc nếu bạn mong muốn làm việc tại môi trường này.
Phiên dịch viên
Đây là công việc phù hợp với những bạn có trình độ tiếng Anh tốt, vốn từ phong phú. Thế nhưng, ngoài bảo hiểm thì bạn cần phải chuẩn bị lý lịch tư pháp DBS Check để có thể chính thức trở thành một phiên dịch viên.
Môi trường của công việc phiên dịch viên khá rộng. Bạn có thể dịch ở các buổi triển lãm, tòa án, buổi họp có người Việt nhưng không thành thạo tiếng Anh,…Tính chất công việc phiên dịch viên sẽ không ổn định về mặt thời gian và địa điểm, tuy nhiên mức thu nhập lại ở mức khá cao đối với du học sinh. Bạn có thể kiếm được £8 – £10/giờ.
Làm nail
Nail là một công việc làm thêm tại Anh phổ biến không những dành cho các bạn du học sinh mà bao gồm tất cả người Việt. Để có thể chính thức thành nhân viên tiệm nail bạn phải mất khoảng thời gian là 3 tháng để học việc. Thu nhập của công việc nail trung bình khoảng £700 – £1000/tháng, bên cạnh đó tiền típ trong các dịp lễ thường từ £5 – £7.
Qua bài viết trên có thể thấy rằng mỗi quốc gia sẽ có những quy định khác nhau về quy trình học tập và làm thêm cho du học sinh. Hy vọng từ những thông tin trên có thể giúp bạn trả lời câu hỏi Du học sinh Anh có được làm thêm không. Nếu bạn có nhu cầu đi du học Anh hoặc tìm việc làm thêm cho du học sinh tại Anh, hãy liên hệ với Golden Visa để được hỗ trợ tư vấn nhé!